Hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng và thậm chí tử vong ở cả người lớn và trẻ em. Hội chứng ngưng thở là một rối loạn ngày càng phổ biến, có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bệnh béo phì. Bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, làm suy giảm hiệu suất công việc. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là yêu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa và ung thư theo một số nghiên cứu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là bệnh gì? Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gây ra tình trạng ngừng thở thường xuyên trong khi ngủ. Hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ đều có các triệu chứng như ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày. Ngưng thở khi ngủ có 3 dạng chính gồm ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) và ngưng thỏ khi ngủ hỗn hợp.
Triệu chứng ngừng thở khi ngủ
Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến nhịp thở bất thường vào ban đêm, cũng như rối loạn giấc ngủ vào ban ngày.
1. Triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Các triệu chứng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:
Ngủ ngày quá nhiều;
Ngáy to thường được ngắt quãng bởi tiếng thở hổn hển hoặc nghẹt thở;
Nhức đầu vào buổi sáng có thể kéo dài vài giờ sau khi thức dậy;
Khô miệng khi thức dậy;
Hay thức giấc giữa đêm, ngủ không yên giấc;
Tiểu đêm;
Giảm tập trung.
Một số triệu chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn có thể không được nhận biết sớm. Ví dụ, tiếng thở bất thường và tiếng ngáy chỉ có thể khiến một người chú ý sau khi họ được người ngủ cạnh quan sát thấy.
Nhiều triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác gây ra. Vì vậy, không thể chẩn đoán tình trạng này dựa vào các triệu chứng.
2. Triệu chứng ngưng thở khi ngủ trung ương
Các triệu chứng thường liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ trung tâm bao gồm:
Kiểu thở bất thường, chẳng hạn như thở chậm lại, tăng tốc và tạm dừng trong khi ngủ;
Ngủ ngày quá nhiều;
Thức giấc vào ban đêm;
Khó thở đột ngột hoặc đau ngực vào ban đêm;
Khó tập trung;
Nhức đầu buổi sáng.
Thông thường những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ trung ương không nhận thức được nhịp thở bất thường của họ trong khi ngủ trừ khi họ được người ngủ cùng giường cho biết.
Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp khác nhau giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung ương.
1. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ở những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các cơ ở phía sau cổ họng thư giãn trong khi ngủ, thu hẹp không gian cho luồng không khí đi qua.
Tình trạng ngáy xảy ra khi đường thở bị thu hẹp và tắc nghẽn, không nhận đủ oxy. Việc thiếu oxy dẫn đến sự thức tỉnh một phần hoặc toàn bộ của não để khôi phục luồng không khí. Những sự gián đoạn hô hấp này xảy ra lặp đi lặp lại trong khi ngủ.
2. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ trung ương
Ngưng thở khi ngủ trung ương phát sinh do các vấn đề về cách não giao tiếp với các cơ chịu trách nhiệm hô hấp. Đối với những người bị CSA, một phần của bộ não được gọi là thân não không nhận biết đúng mức carbon dioxide trong cơ thể trong khi ngủ. Điều này dẫn đến các đợt thở lặp đi lặp lại chậm hơn và nông hơn mức cần thiết.
Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ phải được chẩn đoán bởi bác sĩ Tai Mũi Họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ và cần thực hiện theo một số bước trong quy trình chẩn đoán.
1. Tiền căn và thăm khám
Việc đánh giá chứng ngưng thở khi ngủ thường bắt đầu bằng việc xem xét các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của người bệnh, cũng như khám sức khỏe tổng thể. Điều này được thiết kế để phát hiện các dấu hiệu ngưng thở khi ngủ và xác định các yếu tố rủi ro có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Mặc dù cần phải xét nghiệm để xác nhận rằng một người mắc chứng OSA, nhưng sự hiện diện của các triệu chứng có thể là yếu tố củng cố chẩn đoán. Điều đó cũng giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
2. Nghiệm pháp giấc ngủ
Nghiệm pháp về giấc ngủ là cần thiết để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc trung ương. Trong đó, nghiệm pháp đa ký giấc ngủ được ứng dụng nhiều.
Trong quá trình ghi đa ký giấc ngủ, nhiều cảm biến được sử dụng để theo dõi nhịp thở, sự thức giấc, nồng độ oxy, chuyển động của cơ, giai đoạn ngủ và các khía cạnh khác của giấc ngủ. Một nghiệm pháp về giấc ngủ tại phòng khám có thể xác định xem hơi thở có bất thường hay không và phân biệt giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và trung ương. Đối với OSA, đa ký giấc ngủ có thể được tiến hành qua một hoặc hai lần đến phòng khám về giấc ngủ.
Một nghiệm pháp về giấc ngủ tại nhà đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được chọn áp dụng cho một số bệnh nhân được cho là mắc OSA nặng hơn. Thực hiện kiểm tra ngưng thở khi ngủ tại nhà có thể thuận tiện hơn, nhưng kết quả vẫn phải được giải thích bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nghiệm pháp đa ký giấc ngủ tại nhà không được dùng để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ trung ương.
Biến chứng ngừng thở khi ngủ
Nếu việc điều trị hiệu quả có thể ngăn ngừa hoặc giải quyết các biến chứng nghiêm trọng do ngưng thở khi ngủ. Ngược lại nếu tình trạng này không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ kém còn làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể.
Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, có thể kể đến như:
Tai nạn giao thông do buồn ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe;
Các bệnh tim mạch như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, bệnh tim và nhịp tim bất thường;
Rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh tiểu đường type 2;
Tăng huyết áp phổi gây căng thẳng quá mức cho tim;
Thay đổi tư thế ngủ: Nếu một tư thế ngủ nào đó khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc phát ra tiếng ngáy, hãy thử thay đổi để cải thiện tình trạng này;
Bỏ thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ của chứng ngừng thở khi ngủ. Do vậy, không hút thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh này.
Khám sức khỏe định kỳ: Những người có các yếu tố nguy cơ phát triển hội chứng ngưng thở khi ngủ như: tiền sử gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ, độ tuổi từ 65, gặp các bệnh lý mũi họng… nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để phòng ngừa bệnh.
Lưu ý cho bệnh nhân ngưng thở khi ngủ
Để hạn chế những triệu chứng khó chịu của chứng ngưng thở khi ngủ và phòng bệnh tiến triển, người bệnh cần:
1. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị
Điều quan trọng là người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Người bệnh cần ghi lại bất kỳ triệu chứng nào đang diễn ra, những khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, các mối lo ngại khác… để thông báo với bác sĩ.
2. Vệ sinh, bảo trì thiết bị điều trị đúng cách
Cho dù người bệnh sử dụng thiết bị PAP hay ống ngậm, việc vệ sinh và bảo trì có thể giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Điều này cũng giúp tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Tránh các hoạt động có nguy cơ cao
Người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày nên tránh các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng khi buồn ngủ.
4. Thay đổi tư thế ngủ
Mặc dù chúng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng các sản phẩm đặc biệt để tránh nằm ngửa khi ngủ có thể giúp một số người giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
5. Hạn chế uống rượu
Hạn chế uống rượu, bia có thể góp phần hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Ở những người mắc chứng OSA không được điều trị, ngay cả việc uống rượu vào ban ngày cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp vào ban đêm.
Bệnh viện Y học cổ truyền Lào Cai là đơn vị đầu tiên và duy nhất khu vực Tây Bắc Bộ triển khai phòng khám Y học giấc ngủ dưới sự hỗ trợ chuyên môn của GS.TSKH Dương Quý Sỹ- Chủ tịch Hội Y học giấc ngủ Việt Nam. Với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu với các bệnh lý giấc ngủ cùng với sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.